deneme bonusu veren bahis siteleri deneme bonusu deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bağlama duası Bağlama büyüsü

Trí thông minh nội tâm – cách phát triển trí thông minh nội tâm cho trẻ

Trí thông minh nội tâm là gì ?

 I. Trí thông minh nội tâm là gì ?

Trí thông minh nội tâm là thiên hướng thông minh có thể tiếp cận và nhìn nhận rõ cảm xúc bên trong bản thân; đồng thời phân biệt và hiểu rõ những trạng thái của cảm xúc, tự mình hiểu và vạch rõ cuộc đời mình. 

Những người có trí thông minh nội tâm cao thường xem xét và trầm tư, luôn hòa mình vào những không gian trầm lặng để tự tìm hiểu bản thân mình một cách vô cùng sâu sắc. 

Trí thông minh nội tâm là gì ?
Hình 1. Trí thông minh nội tâm là gì ?

Viết bài mới

Không chỉ thế, trong công việc hay học tập họ luôn là những người độc lập và có tính tự giác tốt, không thích làm việc cùng người khác. 

Nhiều người không hiểu được thiên hướng này của họ, thường sẽ cho rằng họ lập dị, không thích hòa đồng; nhưng đó lại là giai đoạn họ xem và ngẫm nghĩ lại bản thân, làm theo bản thân mình. 

II. Những ưu thế và hạn chế của người có trí thông minh nội tâm

Người có trí thông minh nội tâm luôn luôn đi tìm bản thể của mình, không ngừng tu dưỡng và phân tích cảm xúc tư duy của bản thân. 

Họ có thể nghe thấy cảm xúc của chính mình và nhanh chóng tìm ra phương hướng để giải quyết vấn đề. 

III. Lợi thế của người có trí thông minh nội tâm 

Luôn có nhận thức về bản thân, thấu hiểu bản thân triệt để; họ luôn hiểu được bản thân, tình huống mạnh yếu ra sao. 

Chính vì không ngừng tìm hiểu về bản thân mình, nên họ luôn nhanh nhạy và tinh tế trong việc phát hiện cảm xúc của bản thân, không để bản thân rơi vào những tình huống cảm xúc khác thường một cách vô cớ. 

Lợi thế của người có trí thông minh nội tâm
Hình 2. Lợi thế của người có trí thông minh nội tâm

Luôn tự hiểu rõ bản thân đang làm gì, đề cao tính độc lập và tự mình đưa ra kết luận cho bản thân. Người có trí thông minh nội tâm luôn có trạng thái điều chỉnh quy trình, hoạt động sao cho phù hợp hơn với họ

Có chính kiến riêng, tự tin đi theo kết luận của mình mà không ai có thể lay động được họ, trừ khi họ tự mình nhận ra những cái sai và sẽ tự điều chỉnh lại. 

Xem thêm: Hé lộ 6 bí quyết giúp bạn tập trung cao độ Siêu Trí Nhớ

IV. Hạn chế của người thông minh nội tâm

Tuy rằng có thể hiểu rõ và tìm hướng giải quyết khi cảm xúc khác thường, nhưng điều này cũng sẽ khiến họ dễ bị chìm sâu vào trong và khó có thể tìm được lối ra. 

Nhiều quyết định, hành động sẽ chịu sự chi phối của tình cảm bên trong họ nên sẽ thường gặp các khó khăn như mất ngủ, rối loạn cảm xúc 

Suy nghĩ quá nhiều về cảm xúc, họ thường lo lắng và suy tưởng tới không gian xa hơn như tương lai, quá khứ.

Vì bản thân người thông minh nội tâm luôn có chính kiến, nghe theo bản thân mình nên khi phát hiện và nghi ngờ thì sẽ dẫn đến xu hướng cực đoan, tự nghi ngờ và trách cứ bản thân. Loại cảm xúc này sẽ bị khuếch đại lên gấp nhiều lần so với người khác. 

Người thông minh nội tâm độc lập và làm theo ý mình, nên khó có thể hợp tác và làm việc nhóm cùng người khác. 

Vậy thì những lợi ích trên đây làm sao để có thể phát triển nó và cải thiện những điểm hạn chế này?

V. Cách phát triển trí thông minh nội tâm cho trẻ

Bất kể là thiên hướng thông minh như thế nào thì cũng cần phải có sự bồi dưỡng và phát triển. 

Là bậc làm cha mẹ nên có thói quen quan sát con trẻ, xác định thiên hướng thông minh. Nếu như trẻ thuộc diện trí thông minh nội tâm thì nên tìm hiểu ngay những điều dưới đây để giúp trẻ phát triển tốt thông minh nội tâm của trẻ, giúp trẻ điều hòa cảm xúc nhé. 

VI. Giúp trẻ hiểu rõ bản thân

Mấu chốt của việc rèn luyện trí thông minh nội tâm là để có thể cân bằng được cảm xúc cá nhân, tìm ra được quyết định đúng đắn khi tư duy. 

Có được thiên hướng thông minh nội tâm không phải là thứ mà ai cũng có, hãy giúp trẻ hiểu rõ điều này theo hướng tích cực để thúc đẩy trẻ phát triển. 

Trò chuyện giúp trẻ tự định hướng bản thân
Hình 3. Trò chuyện giúp trẻ tự định hướng bản thân

Do đó mà thường xuyên tạo môi trường, giúp trẻ đặt ra câu hỏi về bản thân mình là ai, bản thân đang hướng về điều gì, bản thân có thiếu sót gì….

Việc định hướng và để trẻ hiểu được bản thân mình hơn, nắm bắt tốt cảm xúc và tư duy sâu bên trong sẽ có thể tiến xa hơn trong tương lai. 

 Xem thêm: Những thói quen tạo nên lòng biết ơn | Thay đổi cuộc sống

VII. Tập cho trẻ thói quen viết nhật ký

Viết nhật ký là thói quen giúp trẻ giải bày cảm xúc, viết ra những ý tưởng mà trẻ nghĩ đến lên trang giấy. 

Viết nhật ký trải lòng và trung hòa cảm xúc
Hình 4. Viết nhật ký trải lòng và trung hòa cảm xúc

Đồng thời đây còn là hướng giải quyết khi trẻ đang bị tràn ngầm trong cảm xúc, biết rõ phương hướng để đi ra nhưng lại bị mắc kẹt vì muốn tìm hướng giải quyết triệt để. Khi bị cảm xúc chi phối nhiều như thế, hãy để trẻ trải lòng trong nhật ký. 

Việc này cũng sẽ thành lập thói quen viết, lối viết tự kể về những hoạt động thường ngày của mình. 

VIII. Dạy cho trẻ cách lên kế hoạch 

Dù là bất kỳ việc gì thì lên kế hoạch, lên danh sách là một điều hỗ trợ giúp cho công việc hoàn thành đúng tiến độ và thành công hơn. 

Luôn làm việc theo một thời gian biểu nhất định
Hình 5. Luôn làm việc theo một thời gian biểu nhất định

Khi đối mặt với bất kỳ điều gì cũng thế, để cho trẻ có trí thông minh nội tâm được sự nhìn nhận sâu sắc, hạn chế lối tiêu cực nghi ngờ bản thân 

Hơn nữa lên kế hoạch cũng sẽ giúp trẻ có được lối sống nề nếp hơn, định hướng một thói quen có tổ chức trong mỗi hành động và quyết định của trẻ 

IX. Đọc sách rèn luyện khả năng tự lực

Tập cho trẻ thói quen đọc sách, để trẻ tự mình phân tích và đào sâu tư duy, cũng như rèn luyện xu hướng phát triển tích cực cho trẻ. 

Đọc sách giúp trẻ mở rộng suy nghĩ và tư duy
Hình 6. Đọc sách giúp trẻ mở rộng suy nghĩ và tư duy

Có thể lựa chọn những tác phẩm hay, để trẻ nhìn nhận giá trị và có suy nghĩ rõ ràng. Nên lựa chọn những nội dung phù hợp với lứa tuổi của trẻ, không nên chọn mua những cuốn triết lý quá sâu sắc, sẽ khiến bộ não non nớt của con trẻ gặp phải khó khăn đấy. 

Như thế cũng có thể giúp trẻ hình thành lối tư duy dẫn dắt hành động, từ những tri thức trong sách, đối phó được những tình huống phát sinh một cách tốt hơn. 

X. Giúp trẻ lắng từ góc nhìn người khác

Có trí thông minh nội tâm, trẻ không chỉ độc lập mà còn có chính kiến đây vừa là lợi thế nhưng cũng là điểm yếu của trẻ, rèn luyện để khiến trẻ có thể tự cân bằng lợi thế này. 

Sớm định hướng và giáo dục trẻ để không khiến trẻ rơi vào vòng xoay phiến diện, tránh biến trẻ thành người lập dị hay nổi trội theo xu hướng sấu. 

Biết lắng nghe từ góc nhìn người khác
Hình 7. Biết lắng nghe từ góc nhìn người khác

Để trẻ biết lắng nghe nhiều hơn và nhất là khi giáo dục trẻ, khi nói về góc nhìn của người khác để mở rộng thêm tư duy cho trẻ, cho trẻ có thời gian suy ngẫm và tìm hiểu sâu sắc hơn. 

Cha mẹ cũng có thể cho trẻ học một vài lớp năng khiếu như đàn, nhảy múa, ca hát… nhưng cũng không nên bắt ép trẻ. Đây cũng là một phương thức khác giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, phát tiết và điều chỉnh cảm xúc một cách tốt nhất. 

Trí thông minh nội tâm là thiên hướng thông minh đặc biệt, đồng thời cũng là món quà thiên phú mà không phải ai cũng có. Là bậc làm cha mẹ nên sớm có định hướng phát triển cho con trẻ sao cho đúng đắn, để phát huy hết tiềm năng của trẻ. 

Hi vọng với nội dung trên đây có thể giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn  về trí thông minh nội tâm. Đồng thời cũng hiểu rõ được sự quan trọng của việc phát triển, bồi dưỡng cho con trẻ từ khi còn nhỏ, giúp con trẻ có định hướng đúng đắn hơn. 

Ngoài ra chúng tôi còn chia sẻ nhiều thông tin hữu ích khác giúp trẻ rèn luyện, phát triển trí não. Đơn vị của chúng tôi còn có nhiều khóa học liên quan giúp trẻ khai phá tiềm năng não bộ. 

Để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Thông tin liên hệ: Siêu trí nhớ học đường – Trung tâm Tâm Trí Lực

 Xem thêm: Thói quen rèn luyện trí não bình tĩnh và tăng khả năng ghi nhớ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CTV
0903391486